MÍ
Rồng là một trong những hình tượng biểu
trưng văn hóa ở Việt Nam và một số nước Châu Á, mang ý nghĩa về một loài linh vật
tựu chung cho sự may mắn, sức mạnh của uy quyền và lòng trung thành. Hình tượng
Rồng xuất hiện khắp nơi , từ các cung điện nguy nga tới những chùa chiền gần
gũi với hình ảnh với 9 đứa con của Rồng canh giữ bảo vệ những chốn thiêng từ
các cổng dẫn lối vào điện thờ, trước thềm vào chánh điện, trên những vì kèo và
trên mái ngói chùa chiền. Vừa linh thiêng, cao quý vừa gần gũi với những người
dân; từ áo mão, đôi hài tới ly chén chúng ta dùng mỗi ngày. Hình tượng Rồng
mang tính trang trí cao, ngoài việc ghi dấu ấn trên những công trình kiến trúc
, trong các đồ thừ tự hay trong các vật dụng sinh hoạt hằng ngày.
Người Việt cổ từ
2000- 3000 năm trước có tục xăm
hình những con thủy quái (Rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng,
chân, tay…
Từ thời Lý
- Trần trở đi, đặc biệt là
vào thời nhà Trần, từ vua quan cho chí thần dân ai cũng thích xăm hình vào người và đối với những người trong hoàng tộc, phục dịch trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải thi hành.
Theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ
giang sơn xã tắc, năm
1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức
quân Mông Cổ) Như vậy, tục xăm mình của người Việt
cổ không chỉ thể hiện sự hòa hợp với
thiên nhiên, mà còn mang ý nghĩa quyết tâm
chống địch; thậm chí
là hình thức làm
đẹp của người đương thời.
Trong phạm vi bài viết này, hình tượng Rồng được đề cập tới trong lĩnh vực mỹ thuật tạo
hình, so sánh sơ lược Rồng Việt Nam qua trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ và sự khác
biệt với Rồng Trung Quốc.
Người Việt xem Rồng là một hình tượng biểu trưng cho sự may mắn,
trù phú và quyền lực hô mưa gọi gió
cho một mùa màng tốt tươi cũng như một linh vật trung thành, bảo vệ chủ nhân đem lại sự an toàn, may mắn và thịnh vượng.
Có thể thấy rất rõ điều này
từ những vật phẩm phong thủy, tới những vật dụng sinh hoạt hằng
ngày hay trên các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp và ứng dụng.
Sau hàng ngàn bị phong kiến Trung Hoa đô hộ, trong hoàn cảnh chung của chính sách Hán hóa, hình ảnh con Rồng Việt Nam phát triển theo các xu hướng giống với con Rồng của người Hán. Đến khi giành được độc lập, hình tượng con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng trang trí trong Hoàng cung, các ngôi chùa, cung điện mà còn có giá trị cái đẹp tạo hình.
Rồng trên mão thời Nguyễn |
Hình tượng Rồng phát triển ở các
vương triều, mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc trưngHình
ảnh Rồng Việt Nam có sự thay đổi qua các triều đại trị vì. Trong đó hình tượng Rồng thời Lý gắn liền với đạo Phật
và được đánh giá là hình tượng Rồng Việt đạt được tính thẩm mỹ cao
nhất.
Tuy nhiên hình tượng này đã bị xóa sổ khi nhà
Lê du nhập văn hóa Trung Quốc và tôn sùng đạo Khổng, đặc biệt đến thời nhà Nguyễn,
sự Hán hóa quá mạnh mẽ thì con Rồng đã giống Trung Hoa như tạc.
RỒNG THỜI LÝ
Bước ghi nhận ban đầu của Rồng ở Việt Nam xuất phát từ nhà Lý ( triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại lâu
dài nhất- 215 năm, từ năm 1010
tới 1225).
1010 Lý Công Uẩn - một người lớn lên và trưởng thành trong môi trường Phật giáo, xét thấy kinh đô Hoa Lư địa thế không còn phù hợp với tình hình lịch sử mới của dân tộc lúc bấy giờ. Ông
nhìn ra đất đai Đại La
phù hợp cho sự phát triển kinh tế với địa hình bằng phẳng,
thuận lợi giao thương nên ban chiếu dời đô về Đại La.
Vua mượn cớ thấy
hình ảnh Rồng bay lên, đổi tên Đại La thành Thăng Long ( Hà Nội ngày nay).
Với xuất
thân và sự hậu thuẫn từ Phật giáo, nhà Lý đã xây dựng kỷ
nguyên Đại Việt rực rỡ
trong lịch sử Việt Nam, đưa hình tượng Rồng- biểu tượng của vương quyền gắn liền với
hình tượng thanh lịch, hoa mỹ và thượng tôn Đức Phật. Tạo hình Rồng thời Lý được xem là hoàn mỹ với
tính thẩm mỹ cao, uyển chuyển,
linh hoạt, khác biệt với tạo
hình Rồng của các
triều đại sau và của các nước khác.
Nguồn: TLTK 7 |
Ngói úp nóc, lợp giữa mái cung điện thời Lý Nguồn: TLTK15 |
RỒNG THỜI TRẦN
Năm 1225, Trần Thủ Độ (
phong Thái Sư, tuy
bị đánh giá là người không có lễ giáo, thất học nhưng mưu lược hơn người, trị việc trong nước đều cẩn thận và chu toàn) thu xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Mở ra
triều đại nhà Trần hùng mạnh (tồn tại 175 năm từ
1225-1400) với lực lượng quân đội tinh nhuệ, đặc biệt là thủy binh ( rất giỏi bơi lội bởi xuất tích của dòng họ Trần sinh sống và làm nghề chài lưới ở các
cửa sông ven biển, đời
đời ưa chuộng tính hùng dũng, thường thích hình rồng vào đùi, nếp nhà theo nghề
võ) . Với sự phối hợp của
toàn quân và dân nhà nhà Trần đã 3 lần đánh bại
quân Mông Nguyên thiện chiến nhất lúc bấy giờ.
Thời Trần các mặt kinh tế, xã hội,
giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo ( từ Trung Quốc) đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tồn tại và cân bằng ảnh hưởng
song song với Phật Giáo.
Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng,
người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và
truyền đến đời
nay.
Dưới hoàn cảnh lịch sử từ xuất
tích ngư dân của nhà Trần và 3 lần chống
Mông Nguyên, hình tượng Rồng thời Trần có nhiều thay đổi, trở nên
gần gũi với tạo hình thô mộc, khỏe khoắn có
thể thấy rõ nhất là thân Rồng to mập, mạnh mẽ và xuất hiện một số chi tiết mới như sừng.
Nguồn: TLTK 6 |
Phù điêu rồng thời Trần |
Hình tượng Rồng hai triều đại Lý
và Trần mang bản sắc Việt rõ nét nhất. Thể hiện uy
quyền của vương
triều, sự phát triển hưng thịnh của Phật
Giáo và các mặt
khác của đời sống
kinh tế xã hội văn
hóa.
RỒNG TRUNG QUỐC
Mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường.
Người Trung Hoa cổ đại cho rằng chín
(9) là con số tượng trưng mạnh mẽ nhất cho quyền lực tối cao. Số lẻ tượng trưng
cho dương tính thuộc về đàn ông, số chẵn tượng trưng cho âm tính thuộc về đàn
bà. Trong hệ đếm thập phân của người Trung Quốc thì chín là số lẻ lớn nhất có một
chữ số. Vì vậy chín là con số biểu hiện cho uy quyền tuyệt đối của nam giới. Con rồng Trung Quốc và số chín là đôi bạn không thể tách rời.
Hình tượng rồng thời Minh-Thanh hoàn thiện nhất về mặt triết học, lý luận, quy chuẩn cũng như mỹ thuật của Trung Quốc.
Người Hoa muốn tạo nên một sinh vật dũng mãnh nhất, đẹp đẽ
nhất trong muôn loài, bằng cách sử dụng những bộ phận khác nhau của các loài vật
tồn tại thật trên đời, mà cụ thể là chín loài: Đầu: Lạc đà, Sừng: Hươu đực, Mắt: Thỏ, Tai: Bò
đực, Mình: Rắn, Bụng: Cóc, Chân: Hổ, Móng: Đại bàng, Vảy: Cá chép.
Trên mình rồng có tổng cộng 117 cái vảy.
117 vảy gồm 81 cái tượng trưng cho dương và 36 cái tượng trưng cho âm. (Cộng các
số riêng lẻ lại đều bằng 9 hay đều là các bội số của 9)
Phù điêu Rồng Trung Quốc bằng sứ tráng men Nguồn: TLTK 14 |
BẢNG SO SÁNH SƠ LƯỢC
Hình Tượng Rồng
|
Lý, Trần
|
Trung Quốc
|
Ý nghĩa
|
Sức mạnh vương quyền và thượng tôn Phật giáo
|
Sức mạnh vương quyền
|
Thân rồng
|
Uốn hình sin 12 khúc, thể hiện các tháng trong năm, trơn nhẵn, hầu như không vảy,hình dáng như bơi trong nước, biểu hiện của nền văn minh sông nước.
|
Uốn lượn 9 khúc, con số vương quyền và cực thịnh, có vảy.
|
Đầu rồng
|
Thế ngước cao, miệng ngậm viên châu, không tai ( thời Trần về sau có xuất hiện tai, sừng), có bờm dài, râu cằm, không sừng.
Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi: sun sóng đều đặn. Lưỡi mảnh rất dài.
|
Nhiều thế, nắm giữ ngọc ở chân, mũi thú, có tai.
|
4 Chân
|
Mỗi chân có 3 hoặc 4 móng (móng chim).
|
Mỗi chân có 5 móng (đại bàng).
|
RỒNG TRONG HÌNH XĂM
Rồng là hình tượng đặc biệt được yêu thích trên lĩnh vực xăm hình ở các nước
Châu Á mà tiêu biểu là nghệ thuật xăm hình Nhật Bản truyền thống với kỹ thuật xăm Nhật cổ điển bằng các sắc đậm lợt trung tính kết hợp giữa mực đen và trắng tạo ra
sự phong phú và linh hoạt của các sắc xám vừa mạnh mẽ vừa bay bổng.
Trước đây những hình xăm Rồng đầy uy lực với cách tạo hình dũng mãnh và nhiều phần có
cái nhìn hung hãn, dữ dằn để tượng trưng
cho uy lực; họ cũng
mong muốn linh vật Rồng trung thành vĩnh viễn với chủ, bảo vệ và mang lại sự may mắn. Do
đó hình xăm Rồng được xem như sự phân
chia vai vế, vị trí và quyền lực. điều này cũng dẫn tới cái nhìn thiếu thiện cảm với sự ghi nhớ và liên tưởng xấu về hình xăm Rồng.
Ngày nay, với sự du nhập
giao thoa giữa các
nền văn hóa cùng với sự bình
ổn chính trị, giao lưu học hỏi lẫn nhau trên mọi phương diện, tiếp cận mọi trào lưu văn hóa
cởi mở và sinh động, hình xăm đã được giới nghệ sỹ lăng xê, được coi như một loại hình nghệ thuật không chính thống nhưng
yêu cầu cao hơn về mặt thẩm mỹ, dẫn tới sự tiếp nhận sôi động nhất từ giới trẻ- những người yêu
thích và khao khát sự thể hiện cá nhân. Việc ghi dấu ấn bằng các hình xăm từ độ bao
phủ lớn khắp cơ thể tới những hình xăm rất nhỏ như các biểu tượng
hay những hình ảnh đáng
yêu gần gũi với đời thường. trong thời đại biến đổi không ngừng và tính trang trí ứng dụng
cao trong đời sống được quan tâm, thì những hình ảnh mang tính mỹ thuật
trang trí,mang hơi hướm
công nghiệp và ứng dụng như những hình mảng hay nét đã gây ảnh hưởng tới thị hiếu của giới xăm
mình, phản ánh thực tại xã
hội và đời sống vừa sinh sộng vừa còn
chút nhập nhằng ở thời buổi ban đầu của sự giao thoa văn hóa.
Hiện nay những hình ảnh Rồng xuất hiện đa dạng trong các ấn phẩm mỹ thuật như áp
phích quảng cáo, logo thương hiệu,hình ảnh minh họa trang trí … Hình tượng Rồng đã có sự thay
đổi rất lớn về tạo hình, một phần đã tách ra thành những hình ảnh đơn giản, rõ nét , đôi khi đáng yêu và hài hước nhưng vẫn mang ý nghĩa về những
mong muốn tốt lành và gần gũi.
Rồng phương Tây Mang hình dáng của loài bò sát biết bay, biểu thị cho sự tàn phá, hữu dũng vô mưu |
Hình xăm Rồng phong cách Nhật hiện đạiTLTK 16 |
Xăm Rồng màu xám tro nhẹ nhàng phong cách Nhật cổ
TLTK 17
|
Hình xăm Rồng trừa lại dađể tạo khoảng hở đẹp mắt của giới xăm mình châu Âu
TLTK 16
|
Trong hoàn cảnh đó, hình xăm Rồng cũng đã có nhiều biến thể, hình ảnh Rồng hay 9 đứa con của Rồng được pha lẫn trong ý đồ của các mẫu thiết kế với những hình ảnh lãng mạn, màu sắc rực rỡ cùng hoa lá trang trí hay mang tính công nghiệp với những motip trang trí ứng dụng và trào phúng, thể hiện hào hứng của giới trẻ với sự thay đổi thời đại.
Emoji rồng Việt đáng yêu được các bạn trẻ hưởng ứng |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm.
TỪ INTERNET
1. BÍ ẨN “THÚ” XĂM
MÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
2. NGẮM BÁU VẬT HOÀNG CUNG ĐỘC BẢN TẠI CỐ ĐÔ HUẾ
http://dulichhue.com.vn/new/vi/a10709/ngam-bau-vat-hoang-cung-doc-ban-tai-co-do-hue.html
http://dulichhue.com.vn/new/vi/a10709/ngam-bau-vat-hoang-cung-doc-ban-tai-co-do-hue.html
3. A TALE OF DRAGONS IN VIETNAMESE CULTURE
4. RỒNG QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
5. HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG CÁC TRIỀU ĐẠI LÝ,TRẦN, LÊ, NGUYỄN
6. NHÀ TRẦN
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Trần
7. NHÀ LÝ
8. RỒNG VIỆT NAM
9. DRAGON DRAWING STOCK PHOTOS
10. GUILTY RED DRAGON FULL BACK JAPANESE TATTOO
11. FULL BACK INSANE TIGER AND DRAGON TATTOO
12. TRUNG QUỐC: CON RỒNG TRUNG HOA
13. HAI LẦN THAY ĐỔI MÔ HÌNH THẨM MỸ (THÁI BÁ VÂN)
14. CỬU VÀ LONG VÀ MỘT BẦY LINH VẬT
15.KHO TÀNG BÍ ẨN DƯỚI TÒA NHÀ QUỐC HỘI-HÀ NỘI
https://nhatbaovanhoa.com/p184a7361/2/kho-tang-bi-an-duoi-toa-nha-quoc-hoi-ha-noi
16. COLORED DRAGON AND KOI FISH TATTOO ON SLEEVE
17. KOI TRANSFORMING DRAGON
0 nhận xét:
Đăng nhận xét