MÍ
“Trong đầm
gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông
trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng
bông trắng lá xanh
Gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn”.
(Ca dao)
“Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức…”
(Mạc Đĩnh Chi)
Sen 2 Sơn mài, Bùi Trọng Dư |
Hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và
nghệ thuật.
Hoa sen là loài hoa được nhiều nước trên thế giới tôn thờ từ rất sớm.
Đối với người Ấn Độ hoa sen là tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của thiên
nhiên, của Lửa và Nước. Còn đối với người Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của
các vị thần Orisis và Horus, là các thần Thái dương hay Hỏa ty thần.
Trong nghệ thuật Lưỡng Hà và Ai Cập, hoa sen biểu trưng cho vũ trụ.
Nhưng vượt lên tất cả các tôn giáo khác, hoa sen có ý nghĩa lớn lao đối với đạo
Phật. Bởi hoa sen có những đức tính cao quý, gần gũi với triết lý của đạo Phật.
Cây hoa sen mọc ở dưới ao hồ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Trong giới Phật
giáo, Phật được ví như hoa sen, ở giữa thế giới trần tục mà vẫn giữ tròn đạo
tính. Hễ nơi nào có cây sen mọc thì làm cho nước đục nơi đó lắng lại thành
trong. Nó cũng giống như người tu hành, không những giữ tròn đạo tính mà còn cảm
hóa được chúng sinh.
Hồn thiền Lụa, Nguyễn Thị Tâm |
1. Hoa Sen có
vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và
văn hóa của người Việt.
Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen
không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, nơi sen
mọc lên nước đục sẽ được lắng trong. Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen dịu dàng, gợi nên cảm xúc rất tinh tế . Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới.
Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ- hoa- hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. Vì vậy, hoa sen
trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín.
Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình
trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
Từ ý nghĩa tâm linh ấy, bông hoa này đã đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình
tượng trong kiến trúc và điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, ẩm thực…
Sen trở thành loài hoa biểu trưng cho người Việt; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên
dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, kiên cường nhưng cởi mở.
2. Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang
trí của nơi thờ tự hoặc ở các công
trình văn hóa của cộng đồng. Sen được khai thác,
phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau,
xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc.
Thời Lý, Trần Phật giáo phát
triển mạnh, được coi như quốc giáo và trang trí hoa sen được ứng dụng rất nhiều với các đài hoa sen, các bệ tượng Phật bằng hoa sen,
các kiến trúc hình hoa sen. Những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa tháp, diềm bệ tượng và cả đồ gốm… hễ đâu có điều kiện thích hợp là nghệ nhân dùng ngay hoa sen để trang trí. Đặc biệt các công
trình liên quan đến Phật giáo thì đề tài hoa sen
càng được sử dụng nhiều.
Tháp Phổ Minh nằm trên bệ senThời nhàTrầnTLTK5 |
Tháp Phổ Minh, vươn cao sừng sững như nối trời và đất, dù cách xa
hàng cây số, người ta vẫn có thể trông thấy. Nó không chỉ là điểm nhấn cho toàn
thể kiến trúc chùa mà còn trở thành cánh cổng mở ra thế giới tâm linh cho hàng
ngàn tăng ni, phật tử hướng về, tượng trưng cho Phật pháp vô biên, chiếu rọi
ánh sáng luân lý đến thế giới trần tục, phổ độ muôn vạn chúng sinh.
Như vậy, thông qua hình tượng hoa sen, những nghệ nhân thời Trần
đã mang đến cách tiếp cận mới về đạo Phật thông qua kiến trúc, một cách thật cụ
thể và hữu hình.
Vào thời
Lê sơ, đạo Phật
bị hạn chế,
các chùa tháp không phát triển,
nhưng hoa sen vẫn là loại đề tài được
chú ý nhiều. Hoa sen
không những được trang trí
trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
3.Hình tượng hoa sen
trong nghệ thuật tạo hình Việt hiện đại
Hoa sen một đề tài rất phong phú,
được thể hiện ở rất nhiều các hình
thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn
mang giá trị tinh thần vô giá với người Việt. Chính vì vậy hình tượng hoa sen
không chỉ là cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà ngày nay các họa sĩ hiện đại vẫn có nhiều tác phẩm thành công
với đề tài hoa
sen, qua nhiều cách nhìn và ngôn ngữ tạo hình khác
nhau, nhưng đều biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa đã thấm sâu vào
tâm hồn dân tộc Việt.
Logo Vietnam Airlines |
4. Hoa sen trong hình xăm
Hoa sen được giới nữ đặc biệt yêu thích do vẻ đẹp nữ tính và mong manh mà thanh khiết của hình xăm sen mang lại. Vừa gợi cảm, mạnh mẽ lại vừa e ấp.
Sen và cá chép vọng nguyệt được giới mày râu chuộng hơn, không những do vẻ bay bổng của nó mà còn trong ý nghĩa phong thủy của hình xăm cá chép, đặc biệt là motif hình xăm cá chép hóa Rồng.
Xăm hoa sen vau bả vaiVị trí nữ tính được các cô gái yêu thích nhất |
Hoa sen kết hợp biểu tượng hình học
Ảnh: TLTK6
|
Biểu tượng sen mini bên mạng sườn |
Sen và Cá chép, thể loại xăm Nhật phổ biến
Ảnh: TLTK 4
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm.
TỪ INTERNET
2. Hình tượng hoa sen trong văn hóa – nghệ thuật Việt Nam
3. Thiếu nữ bên hoa sen Khảo luận bề mặt đến những tầng lớp ẩn khuất
3. Thiếu nữ bên hoa sen Khảo luận bề mặt đến những tầng lớp ẩn khuất
4. Koi-Fish-Lotus-Flower-Tattoo-by-Chris-Erickson
5. Biểu tượng hoa sen trên kiến trúc tháp Phổ Minh và triết lý Phật
giáo thời Trần
6.Image gallery pink lotus tattoo graphic - image #19
0 nhận xét:
Đăng nhận xét