30 tháng 9, 2018



Mồng bảy cá đi ăn thề
Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn
(Tục ngữ )




     Bất kể là người châu Á hay châu Âu, chúng ta đều thích cá chép. Vì từ xa xưa, loài vật này đã được cho là có thể mang lại may mắn. 
     Ở Việt Nam, 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm lại là thời điểm nhà nhà cúng tiễn "ông bà Râu" - những vị thần bếp trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người - kèm theo việc đi thả cá chép ra sông hồ để các vị “siêu dịch chuyển” về trời tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Ông bà Táo quân cưỡi cá chép về trời

     Trong văn hóa Việt Nam hình ảnh cá chép xuất hiện rất nhiều trong những dịp lễ tết, gần gũi với đời sống người dân như cá chép chơi trăng đi vào trong những chiếc bánh trung thu đêm rằm tháng 8, là con vật được chọn trong lễ phóng sinh trong ngày rằm tháng 7 trong Phật giáo…

   Trong phạm vi bài viết này, mình đề cập sơ lược tới nguồn gốc, đặc tính sinh học của cá chép và ý nghĩa của cá chép trong đời sống người Việt cùng những mẫu xăm hình cá chép được ưa chuộng nhất.

11.  Đặc điểm và đặc tính sinh học
Cá chép là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau.
Cá chép là một loài vật ăn tạp và sinh sản nhanh (cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ).
Chúng tồn tại ở khắp nơi, có nguồn gốc từ lưu vực biển Đen, biển Aral và biển Caspi (Ngày nay gần như bóng dáng cá chép tại ba vùng biển này).Từ đây, chúng bắt đầu lan ra Siberia, Trung Quốc, và trải rộng xuống phía Tây. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm như rong, rêu. Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Xưa kia, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ.
Người La Mã cổ là những cư dân đầu tiên của châu Âu nuôi cá chép - họ học được từ người Trung Quốc và Nhật Bản. Qua thời gian, nhờ vào các hoạt động của con người, cá chép xuất hiện ở gần như mọi địa điểm trên thế giới.Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét, cân nặng tối đa 37,3 kg, tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại.
 Koi là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản.

Cá Koi , Cửu ngư quần tụ bên hoa sen

Tranh phong thủy

TLTK2

Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó (như cá chép kính- chỉ có một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da- chỉ có vảy ở  phần gần vây lưng và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa.Tuy nhiên, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm.
      Cá chép có thể là quái vật ở nơi này, nhưng lại siêu đắt đỏ ở nơi khác. Cá chép có nhiều loài, trong đó có những loài cực quý, với giá trị lên tới cả triệu đô la như cá Koi của Nhật Bản- đất nước với thị hiếu thẩm mỹ tinh tế và rực rỡ sắc sàu.
     Người ta có thể phải tốn đến $20.000 (khoảng hơn 450 triệu đồng) hay thậm chí lịch sử đã từng ghi nhận trường hợp cá Koi được bán với giá 2,2 triệu đô - tức là gần 50 tỉ đồng, con số quá khủng khiếp cho một chú cá cảnh.

Giày Adidas in hình cặp cá chép

Ảnh: Pinterest
   Tại Úc, chính quyền địa phương thậm chí đã phải ra khuyến cáo không cho phép chủ nuôi cá vàng, cá Koi cảnh được thả chúng ra thiên nhiên. Lý do là vì khi thoát ra khỏi bể, chúng có thể biến thành những con quái vật khổng lồ, đe dọa sự tồn tại của những loài cá địa phương.
    Thực chất, cá chép được liệt vào một trong những loài cá cỡ nhỏ. Cá chép không có một dạ dày thực thụ, mà ruột của chúng cũng đồng thời nhận nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn luôn. Chính vì thế, chúng có thể ăn liên tục, cơ thể cũng theo đó phát triển mạnh hơn nếu có đủ lượng thức ăn cần thiết. Một con cá chép 10 kg có thể ăn 3-4 kg thức ăn mỗi ngày.

Cá chép ngoài sống ngoài tự nhiên

Thảm họa cá chép ở Illinois, Mỹ

Ảnh: TLTK 8

      Khả năng mạnh nhất của cá chép là nhảy cao. Một con cá chép cỡ lớn có thể nhảy vọt lên khỏi mặt nước tới 3m, đặc biệt là khi có tiếng ồn lớn phát ra xung quanh. Có vẻ như chính vì khả năng này mà hình ảnh cá chép được gắn với truyền thuyết "vượt Vũ Môn hóa rồng" trong văn hóa của người Á Đông (cá chép phải vượt qua 3 đợt sóng lớn mới hóa được Rồng).


2. Ý nghĩa của cá chép trong đời sống người Việt và trong hình xăm


      Cá chép được xem là loài vật may mắnVới văn hóa của người Á Đông, đặc biệt là tại Trung Quốc, cá chép gắn liền với hình tượng của Quan Âm Bồ Tát. Các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá, vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam/Đông Hải". Còn với Thiên chúa giáo, truyền thống ăn cá vào thứ sáu bắt nguồn từ thần Freyja - nữ thần sinh sản, với biểu tượng là hình con cá.
     Theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, cá chép để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ. 
Thả cá chép tiễn ông bà Táo quân đi chầu
TLTK 9

      Tục cúng ông Công ông Táo ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời. Ngoài ra, dân gian vẫn tương truyền sự tích “cá vượt Vũ Môn” để nói đến việc cá chép hóa thành rồng bay lên trời. Cá chép hóa rồng còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt đẹp.
       Để vượt Vũ Môn biến thành rồng là cả một chặng đường vô cùng gian nan, thử thách chỉ có những con cá có phẩm chất kiên định, lỗ lực vươn lên không ngừng không từ bỏ mục đích bởi những khó khăn gặp phải để rồi thành công mỹ mãn, qua sự tích này con cá chép trở thành biểu tượng cho sự cố gắng không ngừng, may mắn, niềm hi vọng và sự thành đạt.

Ý nghĩa hình xăm cá chép. Ở một số nước như Trung Quốc đặc biệt là Nhật Bản, cá Koi – một loại cá chép là biểu tượng quốc gia, cá chép Koi được lấy làm chuẩn mực cho các hình xăm kết hợp với những hình ảnh cá chép bơi lội dưới nước bên hoa Anh Đào, hoa Sen tạo lên biểu tượng mang lại sự may mắn, các bậc phụ huynh Nhật còn cho rằng treo cờ cá chép còn giúp các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp tương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng.
Cá chép hóa rồng
Ảnh: TLTK 7

Hình xăm cá chép hóa rồng trên cánh tay được đa số nam giới lựa chọn
Ảnh: TLTK 6
Hình xăm cá chép và mặt quỷ phong cách Nhật
TLTK 7

      Ý nghĩa phong thủy của cá chép: trong phong thủy sau 2 linh vật chiêu tài kim tiền là tỳ hưu và thiềm thừ bằng đồng, cá chép cũng được xem là linh vật phong thủy có khả năng chiêu tiền kim tài, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ với hình ảnh cá chép ngậm ngọc. Trong học hành, thi cử cá chép tượng trưng cho sự cố gắng, kiên trì vượt khó vươn tới thành công đỗ đạt vì thế trong nhà có người học hành, sắp thi cử thường chọn bức tranh cá chép  với mong muốn làm tăng thêm may mắn, hi vọng và thành công.


     Cá chép còn là biểu tượng cho sự đoàn kết, sức mạnh và sự cao quý trong bức tranh cửu ngư quần tụ bên hoa sen.

     Với người Nhật Bản họ rất ưa chuộng săm hình cá chép lên cơ thể, họ quan niệm rằng hình xăm đó sẽ giúp xua tan tà khí, mang lại may mắn, tiền tài.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỪ INTERNET

1. Cá chép
    2. Koi
    3.  Sự thật thú vị không phải ai cũng biết về cá chép
   4. Ý nghĩa của hình ảnh cá chép trong văn hóa Việt Nam
   5.  Thigh Koi Carp Tattoo - Tattoo Shortlist
http://www.tattooshortlist.com/thigh-koi-carp-tattoo/

6. COLORED DRAGON AND KOI FISH TATTOO ON SLEEVE
7. Koi transforming to Dragon
8. Dân Mỹ hoảng vì sự hoành hành của cá chép châu Á
9.Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thả cá chép tại ao cá Bác Hồ          https://thethaovanhoa.vn/buixuanphai/details/c132n20160131202647509/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-tha-ca-chep-tai-ao-ca-bac-ho.htm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét