4 tháng 10, 2018

CHUYỆN HIẾN MÁU CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ HÌNH XĂM

Chuyện của xăm


Máu được tạo thành từ các tế bào như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức, loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể người.
Ảnh: Mí

Hiện tại, máu và các chế phẩm của máu chưa có loại dược phẩm nào có thể thay thế được. Chính vì vậy, hoạt động hiến máu của bạn sẽ góp phần cứu sống sinh mạng con người.
Hiến máu là giúp tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân và dự phòng thảm họa.

1.Những người xăm mình có được đi hiến máu không ?

Trong vòng 6 tháng sau khi xăm không được hiến máu.
Thông tư số 26/2013 của Bộ Y tế quy định : trì hoãn nhận máu của những người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng .
 Nguyên nhân : vì những người xăm trổ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu hơn người bình thường do các điểm thực hiện xăm hình không đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Khi xét nghiệm máu, trang thiết bị có thể vẫn chưa phát hiện trong máu người hiến đã bị nhiễm virus HIV tính từ lúc người hiến máu bị nhiễm bệnh đến ba tháng sau (giai đoạn cửa sổ).
Nếu sử dụng máu này truyền cho người khác thì sẽ lây bệnh HIV cho người nhận máu.
Lời khuyên tốt nhất cho các bạn là hãy đăng ký hiến máu sau khi xăm hình khoảng 12 tháng.
Để đảm bảo an toàn cho người nhận máu bạn phải khai báo thông tin đầy đủ với người lấy máu về tình trạng sức khỏe của mình. Căn cứ vào nội dung trả lời của bạn, bệnh viện sẽ từ chối nhận máu nếu ghi nhận máu có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền.
Ngoài trả lời các câu hỏi bạn sẽ được bác sỹ trực tiếp thăm khám. Sau đó máu hiến tặng được sàng lọc bằng những trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người nhận. Và các cơ sở nhận máu có quyền từ chối nhận máu của những người vừa xăm 6 tháng.

2.Hoạt động hiến máu
Ảnh: Pinterest

Điều kiện hiến máu
- Người hiến máu thực sự khỏe bệnh, không mắc bệnh: HIV/AIDS, viêm gan B, các bệnh truyền nhiễm ...
- Độ tuổi có thể hiến máu: Nam từ 18 đến 60, nữ từ 18 đến 55.
- Cân nặng: Nam trên 45kg, nữ trên 43kg.
- Huyết áp (tối đa >100mHg và <140mHg) và mạch bình thường (60 – 90 lần/phút).
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, có kinh nguyệt, người nghiện ma túy, nghiện rượu và các chất kích thích thì không được hiến máu.

Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?
Mỗi người trung bình có khoảng 77ml máu/kg cân nặng đối với nam và 66ml máu/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy, người trưởng thành có khoảng từ 3,5 đến 5 lít máu (chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể).
Đối với người khỏe mạnh mỗi người hiến 250ml, 350ml hoặc 450ml tùy theo trọng lượng cơ thể, không được hiến nhiều hơn. Mỗi năm, nam giới có thể hiến máu 4 lần/năm và 3 lần/năm với nữ.
người hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì không có hại cho sức khỏe và kích thích quá trình sinh tạo máu tốt cho cơ thể.

Ảnh: Pinterest
Những lưu ý trước, trong và sau quá trình hiến máu
- Đêm trước ngày hiến máu, không nên thức quá khuya, không sử dụng các chất kích thích: thuốc, rượu,...
- Trong quá trình hiến máu: giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo sợ, giữ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Sau khi hiến máu: Nghỉ ngơi 15 – 30 phút, giữ băng nơi lấy máu đến khi ngưng chảy máu.
- Khoảng 2 đến 3 ngày đầu sau khi hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc nặng, không thức khuya, không uống rượu bia.
- Sau quá trình hiến máu thường gây cảm giác mệt mỏi nên bình tĩnh bởi đây chỉ là biểu hiện bình thường nhằm phục hồi và tái tạo máu của cơ thể, không ảnh hưởng và gây nguy hiểm.
- Giữ sức khỏe và có thể tham gia hiến máu nhắc lại. Đơn vị máu sau những lần hiến tiếp theo sẽ có chất lượng và an toàn hơn đối với người bệnh nhận máu.

3. Lợi ích của việc hiến máu
Ảnh: Pinterest
Ngoài tác dụng đến với người bệnh, người hiến máu còn có thể phát hiện bệnh sớm thông qua việc xét nghiệm kiểm tra nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, IgMHbC, giang mai, sốt rét, virus tiền ung thư máu và những kháng thể bất thường. Những thông tin sau xét nghiệm sẽ được thông báo kết quả, giữ kín và được tư vấn miễn phí khi phát hiện bệnh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỪ INTERNET

    1.  5 điều bạn cần biết trước khi hiến máu
    2.  Xăm Mình Có Được Tham Gia Hiến Máu Tình Nguyện Không ?
   3.  Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?


0 nhận xét:

Đăng nhận xét